PHÂN LẬP CHỦNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY POLY( L-LACTIC AXIT)
Author affiliations
DOI:
https://doi.org/10.15625/0866-708X/50/1/9471Keywords:
Vi sinh vật phân hủy, Poly lactic axit, phân lập, KlebsiellaAbstract
Ngày nay, các sản phẩm nhựa truyền thống ngày càng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, do đặc tính khó phân hủy, các sản phẩm nhựa có nguồn gốc hóa dầu này đã gây nên hiện tượng ô nhiễm rác thải đáng báo động. Việc sử dụng các vật liệu sinh học (biopolymer) có tính năng tự phân hủy như hydroxybutyrate (PHB), poly (lactic acid) (PLA), poly (ε-caprolactone) (PCL)... để thay thế các sản phẩm nhựa truyền thống đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Mặc dù là vật liệu có khả năng tự phân hủy sinh học, tuy nhiên có ít nghiên cứu về khả năng tự phân hủy sinh học của PLA, đặc biệt là sự phân hủy nhờ các vi sinh vật. Từ các mẫu đất và nước thải thu được tại các địa điểm ô nhiễm rác thải ở Việt Nam, 12 chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy PLA đã được phân lập bằng phương pháp làm giàu môi trường. Trong số các chủng phân lập, chủng T2 được chọn cho nghiên cứu tiếp theo nhờ khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường tuyển chọn có bổ sung PLA là nguồn cac bon duy nhất. Sau 20 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 37 oC, chủng T2 có khả năng phân hủy hơn 79,9 % lượng PLA được bổ sung vào môi trường. Chủng T2 cũng phân hủy hơn 39,9 % PCL và 71 % PHB ban đầu sau 20 ngày nuôi cấy ở 37 oC. Kết quả phân tích trình tự 16S rDNA cho thấy chủng T2 tương đồng 99,9 % với trình tự gen 16S rDNA của Klebsiella variicola_AJ783916.Downloads
Downloads
Published
How to Cite
Issue
Section
License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 International License.
Vietnam Journal of Sciences and Technology (VJST) is an open access and peer-reviewed journal. All academic publications could be made free to read and downloaded for everyone. In addition, articles are published under term of the Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 International (CC BY-SA) Licence which permits use, distribution and reproduction in any medium, provided the original work is properly cited & ShareAlike terms followed.
Copyright on any research article published in VJST is retained by the respective author(s), without restrictions. Authors grant VAST Journals System a license to publish the article and identify itself as the original publisher. Upon author(s) by giving permission to VJST either via VJST journal portal or other channel to publish their research work in VJST agrees to all the terms and conditions of https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0/ License and terms & condition set by VJST.
Authors have the responsibility of to secure all necessary copyright permissions for the use of 3rd-party materials in their manuscript.