NGHIÊN CỨU CHỦNG XẠ KHUẨN HLD 3.16 CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN PHÂN LẬP TỪ VÙNG VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM

Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Phương Nhuệ, Vũ Thị Hạnh Nguyên, Phan Thị Hồng Thảo, Phạm Thanh Huyền, Phí Quyết Tiến, Lê Gia Hy
Author affiliations

Authors

  • Nguyễn Văn Hiếu
  • Nguyễn Phương Nhuệ
  • Vũ Thị Hạnh Nguyên
  • Phan Thị Hồng Thảo
  • Phạm Thanh Huyền
  • Phí Quyết Tiến
  • Lê Gia Hy

DOI:

https://doi.org/10.15625/0866-708X/51/1/9559

Keywords:

Streptomyces autotrophicus, đặc điểm sinh học, kháng khuẩn, xạ khuẩn biển

Abstract

Chủng xạ khuẩn HLD 3.16 được phân lập từ các mẫu nước, bùn và đất thu thập ở vùng ven biển Hạ Long – Quảng Ninh và được phân loại thuộc chi Streptomyces. Qua xác định các đặc điểm hình thái, sinh hóa và sinh lí của chủng HLD 3.16 cho thấy, chủng này có nhiều điểm tương đồng với  loài Streptomyces autotrophicus. Chủng HLD 3.16 có khả năng sinh một số enzyme ngoại bào như: amylase, cellulase và protease. Chủng có hoạt tính kháng khuẩn ức chế các vi khuẩn Bacillus subtilis ATCC 6633, Sarcina lutea M5, Bacillus cereus var. mycoides ATCC 11778, Escherichia coli ATCC 15224, Escherichia coli PA2, Alcaligenes faecallis, Salmonella typhy IFO14193, Pseudomonas auroginosa và hoạt tính kháng nấm Candida albicans ATCC 12031, Aspergillus niger 114. Môi trường thích hợp cho lên men sinh tổng hợp chất kháng khuẩn có thành phần (g/l): tinh bột tan 15; glucose 2,5; pepton 4; (NH4) 2SO4 2,5; CaCO3 2. Điều kiện thích hợp cho sinh tổng hợp chất kháng khuẩn từ chủng HLD 3,16 đã được xác định: pH 7,0 - 7,5, nhiệt độ 30 oC, giống bổ sung 4,0 % (v/v), thể tích môi trường/thể tích bình nuôi là 10 % (v/v), thời điểm thích hợp để thu hồi chất kháng sinh là sau 108 giờ lên men. Dịch sau lên men được chiết bằng n- butanol và 2-butanon cho chất kháng khuẩn có phổ hấp phụ UV lớn nhất tương ứng tại bước sóng 220, 260 và 258 nm.

Downloads

Download data is not yet available.

Published

09-04-2017

How to Cite

[1]
N. Văn Hiếu, “NGHIÊN CỨU CHỦNG XẠ KHUẨN HLD 3.16 CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN PHÂN LẬP TỪ VÙNG VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM”, Vietnam J. Sci. Technol., vol. 51, no. 1, p. 29, Apr. 2017.

Issue

Section

Articles

Most read articles by the same author(s)