CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT TRONG THẾ KỈ XXI: TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC
Author affiliations
DOI:
https://doi.org/10.15625/0866-708X/50/6/9548Keywords:
An ninh lương thực, biến đổi khí hậu, cây trồng biến đổi gen, chuyển gen, công nghệ sinh học thực vật, kĩ thuật chọn giống, nhiên liệu sinh học, nhiên liệu sinh học, nông nghiệp, tăng mùa vụ, vi nhân giốngAbstract
Trong bài tổng quan này, tác giả xin đề cập đến triển vọng của lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật trong quang cảnh chung của nền kinh tế nông nghiệp và những định hướng tiêu biểu của chúng trong công tác giống cây trồng. Hiện nay, trên thế giới có trên 700 công ty giống cây trồng áp dụng công nghệ nuôi cấy mô, cơ quan và tế bào thực vật để sản xuất hàng trăm triệu giống cây trồng sạch bệnh mỗi năm (cây dược liệu, cây ăn quả, cây lương thực, cây hoa, cây cảnh, cây rừng) và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao so với việc sử dụng các phương pháp truyền thống khác, góp phần bảo vệ an ninh lương thực và chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Ở Việt Nam, hiện tại có trên 100 phòng thí nghiệm sử dụng kĩ thuật này và đã sản xuất gần 30 triệu cây giống vô tính; riêng Đà Lạt, thành phố đi đầu trong cả nước đã sản xuất hơn 26 triệu giống và là nơi có phòng thí nghiệm tư nhân có quy mô thuộc loại hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, kĩ thuật này là kĩ thuật không thể thiếu được trong công tác tạo giống mới như kĩ thuật chuyển gen, dung hợp, nuôi cấy tế bào đơn, tạo cây đơn bội… với nhiều mục đích như tạo cây chống stress, tích lũy các chất có hoạt tính sinh học, thích nghi với những điều kiện trồng trọt khác nhau… Để thực hiện được điều đó, chúng ta cần phải có được những kiến thức liên quan như sinh lí thực vật, sinh hóa, di truyền, phân loại, sinh học phân tử… Những thông tin ngắn gọn trong bài tổng quan này sẽ chỉ ra vai trò quan trọng của công nghệ sinh học thực vật trong cuộc cách mạng xanh và sự ghi nhận của chúng trong phát triển kinh tế xã hội trên thế giới cũng như tại Việt Nam.Downloads
Downloads
Published
How to Cite
Issue
Section
License
Vietnam Journal of Sciences and Technology (VJST) is an open access and peer-reviewed journal. All academic publications could be made free to read and downloaded for everyone. In addition, articles are published under term of the Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 International (CC BY-SA) Licence which permits use, distribution and reproduction in any medium, provided the original work is properly cited & ShareAlike terms followed.
Copyright on any research article published in VJST is retained by the respective author(s), without restrictions. Authors grant VAST Journals System a license to publish the article and identify itself as the original publisher. Upon author(s) by giving permission to VJST either via VJST journal portal or other channel to publish their research work in VJST agrees to all the terms and conditions of https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0/ License and terms & condition set by VJST.
Authors have the responsibility of to secure all necessary copyright permissions for the use of 3rd-party materials in their manuscript.