NÂNG CAO ĐỘC LỰC DIỆT RỆP ĐÀO CỦA CHỦNG NẤM KÍ SINH CÔN TRÙNG LECANICILLIUM BẰNG ĐỘT BIẾN TIA CỰC TÍM (UV) VÀ N-METHYL-N’-NITRO-N-NITROSOGUANIDINE (NTG) NHẰM SẢN XUẤT THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC
Author affiliations
DOI:
https://doi.org/10.15625/0866-708X/50/2/9487Keywords:
đột biến, tế bào trần, Lecanicillium, rệp đào Myzus persicae, rệp bông Aphis gossypii, tia cực tím, N-methyl-N’-nitro-N-nitrosoguanidineAbstract
Nấm thuộc chi Lecanicillium là loài kí sinh gây bệnh quan trọng đối với côn trùng phá hại cây và một vài chủng nấm thuộc chi này đã được phát triển thành thuốc trừ sâu sinh học thương mại. Trong số các chủng nghiên cứu, chủng nấm kí sinh côn trùng L43 có độc tính rất mạnh đối với rệp đào (Myzus persicae), diệt 100 % rệp sau 5 ngày phun bào tử, ở 23 – 27 oC và 75 – 85 % độ ẩm không khí. Chủng L43 được định tên thuộc chi Lecanicillium bằng đọc trình tự đoạn gene 28S rRNA, có độ tương đồng 99,5 % so với trình tự đã công bố trên GenBank. Để nâng cao độc lực diệt rệp của nấm, tế bào trần của chủng Lecanicillium sp. L43 được gây đột biến bằng tia cực tím (UV) và hóa chất N-methyl-N’-nitro-N-nitrosoguanidine. Trong số 42 dòng nấm đột biến đã sàng lọc, 2 thể đột biến UV (UV10.4 và UV60.3) và 3 thể đột biến NTG (NTG30.2, NTG50.2 và NTG60.4) diệt 100 % rệp muội sau 4 đến 5 ngày phun. Độc lực của các thể đột biến tăng từ 10 đến 20 % so với kiểu dại, ở 25 – 29 oC và 75 – 85 % độ ẩm không khí. Những kết quả thu được cho thấy, các thể đột biến chọn lọc này của chủng Lecanicillium sp. L43 là nguồn nguyên liệu quí để nghiên cứu tiếp và có tiềm năng để phát triển thành chế phẩm vi sinh dùng trong kiểm soát sinh học dịch hại cây trồngDownloads
Downloads
Published
How to Cite
Issue
Section
License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 International License.
Vietnam Journal of Sciences and Technology (VJST) is an open access and peer-reviewed journal. All academic publications could be made free to read and downloaded for everyone. In addition, articles are published under term of the Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 International (CC BY-SA) Licence which permits use, distribution and reproduction in any medium, provided the original work is properly cited & ShareAlike terms followed.
Copyright on any research article published in VJST is retained by the respective author(s), without restrictions. Authors grant VAST Journals System a license to publish the article and identify itself as the original publisher. Upon author(s) by giving permission to VJST either via VJST journal portal or other channel to publish their research work in VJST agrees to all the terms and conditions of https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0/ License and terms & condition set by VJST.
Authors have the responsibility of to secure all necessary copyright permissions for the use of 3rd-party materials in their manuscript.