ĐỘ BỀN DAI TÁCH LỚP VÀ TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA VẬT LIỆU POLYME COMPOZIT TRÊN CƠ SỞ NHỰA EPOXY/LACCOL, GIA CƯỜNG VẢI THỦY TINH, ĐÓNG RẮN BẰNG XYANETYLDIETYLENTRIAMIN
Author affiliations
DOI:
https://doi.org/10.15625/0866-708X/53/4/5151Keywords:
Nhựa epoxy, laccol, cyanethyl-diethylentriamin, độ bền dai phá hủy tách lớp, sợi thủy tinh.Abstract
Nhựa epoxy là nhựa nhiệt rắn được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp nhưng có nhược điểm là giòn và độ bền dai thấp. Laccol (LC) là một phenol sơn tự nhiên có 2 nhóm hydroxyl ở vị trí octo và có mạch nhánh hydrocacbon dài không no (C17H31). Oligome epoxy-laccol (EP-LC) nhận được từ phản ứng tổng hợp giữa nhựa epoxy Epikote 828 với LC (tỷ lệ mol 1:1) ở nhiệt độ 140±2 oC, 4 giờ, trong môi trường nitơ. Tổ hợp EP-LC nhận được trộn với nhựa epoxy được gọi là Epolac. Việc sử dụng Epolac, và ảnh hưởng của hàm lượng LC trong Epolac đến độ bền dai tách lớp (GIC) và tính cơ học của polyme epoxy đã được khảo sát. Kết quả thử nghiệm cho thấy, vật liệu compozit trên cơ sở nhựa epoxy gia cường bằng sợi thủy tinh có độ bền va đập Izod tăng lên (41%) từ 179,05 KJ/m2 lên 258,04 KJ/m2. Khi đưa 20 % laccol vào tổ hợp nhựa nền epoxy Epikote 828 làm cho quá trình tách lớp chậm hơn, đồng thời năng lượng tách lớp của vật liệu cũng lớn hơn. Cụ thể GIC tăng từ 693,6 J/m2 lên 735,1 J/m2 (tăng 29,5 %), GIP tăng từ 898,22 J/m2 lên 1078,0 J/m2 (tăng 20%). Kết quả phân tích nhiệt cho thấy, khi đưa laccol vào nhựa epoxy đã làm giảm nhẹ nhiệt độ hóa thủy tinh. Quan sát ảnh SEM cũng cho thấy, khi có mặt của LC, các vết nứt xuất hiện nhiều hơn, thời gian tách lớp dài hơn và ổn định hơn so với mẫu không có LC. Như vậy, với sự có mặt của LC độ bền dai tách lớp và độ bền va đập của vật liệu polyme compozit đã được cải thiện đáng kể.Downloads
Downloads
Published
How to Cite
Issue
Section
License
Vietnam Journal of Sciences and Technology (VJST) is an open access and peer-reviewed journal. All academic publications could be made free to read and downloaded for everyone. In addition, articles are published under term of the Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 International (CC BY-SA) Licence which permits use, distribution and reproduction in any medium, provided the original work is properly cited & ShareAlike terms followed.
Copyright on any research article published in VJST is retained by the respective author(s), without restrictions. Authors grant VAST Journals System a license to publish the article and identify itself as the original publisher. Upon author(s) by giving permission to VJST either via VJST journal portal or other channel to publish their research work in VJST agrees to all the terms and conditions of https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0/ License and terms & condition set by VJST.
Authors have the responsibility of to secure all necessary copyright permissions for the use of 3rd-party materials in their manuscript.