Đa dạng nguồn gen di truyền và cấu trúc quần thể Thông lá dẹt (Pinus krempfii Lecomte) ở Tây Nguyên - loài đặc hữu của Việt Nam bằng chỉ thị ISSR

Trần Thị Liễu, Vũ Thị Thu Hiền, Nguyễn Tiến Hiệp, Đinh Thị Phòng
Author affiliations

Authors

  • Trần Thị Liễu Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam
  • Vũ Thị Thu Hiền Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam
  • Nguyễn Tiến Hiệp Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam
  • Đinh Thị Phòng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.15625/0866-708X/53/2/4217

Keywords:

Bảo tồn loài, đa dạng di truyền, đặc hữu, ISSR, Pinus krempfii.

Abstract

Tây Nguyên được coi là “cái nôi” của loài lá kim. Hầu hết những loài lá kim ở Tây Nguyên đều là những loài có giá trị dược liệu, khoa học và kinh tế cao. Nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó có loài Thông lá dẹt (Pinus krempfii), là loài đặc hữu của Việt Nam. Vì vậy việc điều tra thực trạng loài và thực hiện một số nghiên cứu cơ bản là rất cần thiết phục vụ cho công tác bảo tồn loài, sử dụng hợp lí và phát triển bền vững. Trong nghiên cứu này, 26 chỉ thị ISSR đã được sử dụng để phân tích tính đa dạng nguồn gen di truyền quần thể loài Thông lá dẹt thu ở Yang Ly, Cổng Trời, Hòn Giao và Chư Yang Sin. Kết quả phân tích đã chỉ ra 18/26 chỉ thị có tính đa hình. Tổng số đã nhân bản được 137 phân đoạn DNA, trong đó 98 phân đoạn đa hình (chiếm 71,53 %). Tính đa dạng di truyền của quần thể Chư Yang Sin đạt cao nhất (h = 0,117; I = 0,239; PPB = 62,04; Ne = 1,226 và He = 0,151) và thấp nhất là quần thể Yang Ly (h = 0,070; I = 0,086; PPB = 13,87; Ne = 1,111 and He = 0,060). Mức độ sai khác di truyền giữa các quần thể là thấp (20,28 %) và cao giữa các cá thể trong quần thể (79,82 %). Sơ đồ hình cây thể hiện mối quan hệ di truyền giữa 70 mẫu Thông lá dẹt chia thành hai nhánh chính có hệ số tương đồng di truyền dao động trong khoảng từ 65,7 % (Pk45 và Pk8) đến 100 % (Pk12 và Pk13; Pk47 và Pk48). Thông qua kết quả phân tích phân tử cho thấy loài Thông lá dẹt cần được quan tâm bảo tồn ở mức độ loài.

Downloads

Download data is not yet available.

Downloads

Published

21-04-2015

How to Cite

[1]
T. T. Liễu, V. T. Thu Hiền, N. T. Hiệp, and Đinh T. Phòng, “Đa dạng nguồn gen di truyền và cấu trúc quần thể Thông lá dẹt (Pinus krempfii Lecomte) ở Tây Nguyên - loài đặc hữu của Việt Nam bằng chỉ thị ISSR”, Vietnam J. Sci. Technol., vol. 53, no. 2, p. 169, Apr. 2015.

Issue

Section

Articles