MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ BIỂN Ở VIỆT NAM
Author affiliations
DOI:
https://doi.org/10.15625/1859-3097/10/1/908Abstract
Quản lý tổng hợp vùng bờ biển (QLTHVBB) là mẫu hình mới nhất về quản lý vùng bờ biển nhằm tiến tới sự cân bằng về các mục tiêu môi trường, kinh tế và xã hội nằm trong phạm vi phù hợp với quá trình tự nhiên. Nó có chức năng quản lý Nhà nước với thể thức tập trung và được kết nối thống nhất từ Trung ương đến địa phương. QLTHVBB đã thu được những thành tựu nhất định, tuy nhiên nThe project risks may be broadly divided into three groups: (1) lack of political will, (2) stronghiều nỗ lực quản lý chưa thực sự bền vững mà lý do quan trọng nhất là thiếu ý chí chính trị và do các nhược điểm từ chính cách thức quản lý hành chính tập trung.
Việt Nam có thể chế thuận lợi cho QLTHVBB, đang được đặt ra như một định hướng tất yếu cho phát triển bền vững. Hơn mười năm qua, một số đề tài nghiên cứu và dự án triển khai, một phần với sự hỗ trợ Quốc tế đã có những đóng góp quan trọng về phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức và tích lũy kinh nghiệm QLTHVBB. Bên cạnh những kết quả bước đầu, sự nghiệp QLTHVBB đang phải đối mặt với những vấn đề cần giải quyết về cơ sở lý luận, cơ chế, năng lực, phương pháp và tài chính bền vững,… Từ nhận thức đến thực hành hiệu quả là cả một chặng đường dài, QLTHVBB cần đến ý chí chính trị của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và sự áp dụng sáng tạo trong điều kiện thực tiễn Việt Nam.
Summary: The integrated coastal zone management (ICZM) is the latest paradigm in concept of managing coastal areas, and approaching the balance on purposes of environment, society and economy in conformity with natural proccess. It is a state function with the manner of united and centralized management, and linked from central to local levels. Having the certain achievements, however, many efforts for ICZM have been still not sustainable yet that the most important reasons are concerned the lack of political will and weakness of just the centralized administrative management.
Viet Nam has an institutional framework of advantage for ICZM which is being regarded as an indispensable orientation for sustainable development. Over ten last years, some research and demonstrative projects have contributed significantly to ICZM on the promotion of knowledge, enhancement of awareness, and accumulation of experiences by the international experts partly. Besides the initial results, the enterprise of ICZM is being faced to problems which need be solved such as basis of theory, legislational structure, capacities, methodology and sustainable financing etc. On the long path from awareness to good practices, ICZM needs the political commitment from central and local governments and creative application in the Vietnam practical context.