TÍNH TOÁN CÁN CÂN VẬN CHUYỂN BÙN-CÁT DỌC BỜ TẠI KHU VỰC CỬA ĐẠI (HỘI AN)
Author affiliations
DOI:
https://doi.org/10.15625/1859-3097/12/1/865Abstract
Bài báo trình bày kết quả tính toán cán cân vận chuyển bùn-cát (tốc độ vận chuyển của dòng bùn-cát “tịnh”) dọc bờ do sóng đổ nhào gây ra tại khu vực Cửa Đại (Hội An). Số liệu gió 6 giờ một lần trên Biển Đông được lấy từ Trung tâm Quốc gia dự báo môi trường ‘NCEP/NCAR’, Mỹ. Các đặc trưng sóng ngoài khơi được xác định bằng mô hình số trị WAM, các đặc trưng sóng vùng ven bờ được xác định bằng mô hình số trị SWAN. Cán cân vận chuyển bùn-cát dọc bờ trong thời gian từ 01/9/1998 đến 31/8/1999 được xác định bằng mô hình GENESIS. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trường sóng chủ đạo tại vùng biển Cửa Đại là sóng có hướng Đông Bắc đến Đông, đặc điểm phân bố tốc độ vận chuyển bùn-cát dọc bờ phản ảnh vai trò của đảo Cù Lao Chàm lên sự phân bố năng lượng sóng tại khu vực nghiên cứu. Tại dải bờ phía Bắc Cửa Đại cán cân vận chuyển bùn-cát dọc bờ phần lớn có hướng chảy về phía Bắc, ngược lại phần phía Nam (gần cửa sông) có hướng chảy về phía Nam. Tại dải bờ phía Nam của Cửa Đại cán cân vận chuyển bùn-cát dọc bờ có hướng từ hai đầu bờ hội tụ về vùng trung tâm. Tại bờ nam sông Cửa Đại cán cân vận chuyển bùn-cát dọc bờ có hướng chảy vào trong sông. Kết quả nghiên cứu phục vụ cho việc thiết kế các công trình bảo vệ bờ và tạo bãi nhân tạo tại khu vực cửa Hội An.
Summary: A study has been carried out to understand the distribution of the net longshore sediment transport rate due to wave action around the Cua Dai (Hoian). Wind data obtained from 6 hourly NCEP/NCAR reanalysis data over the East Sea (South China Sea) was used to estimate the wave characteristics in the offshore and nearshore regions using WAM and SWAN wave models respectively. The net longshore sediment transport rate from September 1998 to August 1999 was computed and based on GENESIS model. Study results show that the main direction of incident wave in the Cua Dai area was from NE to E, and the distribution of longshore sediment transport rate around the Cua Dai shows the effect of Cham Island on the distribution of wave energy along the study area with respect to the direction of predominant wave climate. At the northern shoreline of Cua Dai, in general the net longshore sediment transport rate was towards north, except the southern part (near river mouth) was towards south. At the southern shoreline of Cua Dai, the net longshore sediment transport rate was from northern and southern parts toward central region. At the south bank of Cua Dai River the net longshore sediment transport rate was towards upstream. Obtained model results give a better understanding on the distribution of the net longshore sediment transport rate behavior of the study area and to provide a scientific base for design of the shore protection and beach nourishment structures in the study area.