LẮNG ĐỌNG TRẦM TÍCH TRÊN BÃI TRIỀU BÀNG LA VÀ NGỌC HẢI, HẢI PHÒNG
Author affiliations
DOI:
https://doi.org/10.15625/1859-3097/11/1/362Abstract
Lắng đọng trầm tích trên bãi triều Bàng La - Ngọc Hải, Hải Phòng đã được nghiên cứu bằng bẫy và lỗ khoan trầm tích. Bẫy trầm tích được nghiên cứu trong 2 mùa trong các năm 2008 và 2009, tuổi lỗ khoan trầm tích được xác định bằng 210Pb sử dụng mô hình CRS để tính.
Trầm tích lắng đọng và tầng mặt trên bãi triều là các trầm tích có kích thước hạt nhỏ, gồm 3 loại trầm tích là bột lớn (Md = 0,057 - 0,087 mm), bùn bột nhỏ (Md = 0,010 - 0,025 mm), bùn sét bột (Md = 0,008 - 0,009 mm).
Bãi triều Bàng La có tốc độ tích tụ khối lượng trầm tích về mùa khô dao động trong khoảng 1,34 - 6,98 g/cm2/năm, về mùa mưa trong khoảng 0,07 - 13,76 g/cm2/năm. Bãi triều Ngọc Hải có tốc độ tích tụ khối lượng trầm tích về mùa khô dao động trong khoảng 1,82 - 6,84 g/cm2/năm, về mùa mưa trong khoảng 8,55 - 22,81 g/cm2/năm.
Tốc độ bồi tụ nổi cao ở bãi triều Bàng La dao động trong khoảng 0,13 - 1,18 cm/năm trong giai đoạn 1894 - 2008, tốc độ bồi tụ nổi cao ở bãi triều Ngọc Hải dao động trong khoảng 0,26 - 15,00 cm/năm trong giai đoạn 1935 - 2008.
Lắng đọng trầm tích trên bãi triều chịu ảnh hưởng rất lớn của thảm thực vật ngập mặn và vị trí của địa hình. Kết quả đo được cho thấy tốc độ tích tụ khối lượng trầm tích lớn nhất gặp trong rừng ngập mặn, bên ngoài rừng ngập mặn có tốc độ tích tụ khối lượng trầm tích nhỏ hơn.
Từ khóa: 210Pb, lắng đọng trầm tích, bãi triều, Bàng La, Ngọc Hải.