VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN LÀM GIẢM SÓNG BÃO TẠI KHU VỰC ĐẠI HỢP (KIẾN THỤY, HẢI PHÒNG)
Author affiliations
DOI:
https://doi.org/10.15625/1859-3097/11/1/365Abstract
Rừng ngập mặn tại xã Đại Hợp (Kiến Thuỵ, Hải Phòng) khi khảo sát có độ tuổi 5- 6 năm, được trồng từ 1999 - 2000. Rừng nằm sát đê biển, có chiều rộng 670m gồm hai loài bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl) và trang (Kandelia obovata Shuen Liu & Gong). Cây bần chua có chiều cao trung bình 459 cm; đường kính thân 149,5 mm; mật độ 1351cây/ha và tỷ lệ che phủ là 93%. Cây trang có chiều cao trung bình 165,5 cm; đường kính thân 90,6 mm; mật độ 16100 cây/ha và độ che phủ 92%.
Cơn bão số 2 ngày 31/7/ 2005 đổ bộ vào khu vực nghiên cứu tạo nên sóng phía trước khoảng 1,0 - 1,5 m, năng lượng sóng bão trung bình 212.306 N/m2. Sau khi vượt qua rừng ngập mặn vào sát đê biển, độ cao sóng bão giảm xuống chỉ còn 0,2 m - 0,32 m, năng lượng sóng trung bình 9.158 N/m2, với hệ số suy giảm sóng 75 - 83%, trung bình 79%. Ngoài tác động giảm sóng, rừng ngập mặn còn cản các gờ cát bùn do sóng tạo nên và đẩy vào bờ. Các gờ cát bùn này rộng 35 - 40 cm, độ cao 35cm lấn sâu 55 - 60 m vào trong rừng và biến mất trong khoảng 1,5 - 2 tháng sau bão do tác động của sóng và dòng triều.