VI KHUẨN KHỬ SUNPHAT ƯA ẤM SỬ DỤNG DẦU THÔ DESULFOVIBRIO DESULFURICANS ĐH3P PHÂN LẬP TỪ GIẾNG KHOAN DẦU KHÍ MỎ ĐẠI HÙNG, VŨNG TÀU
Author affiliations
DOI:
https://doi.org/10.15625/1859-3097/11/4/383Abstract
Vi khuẩn khử sunphat ưa ấm được biết đến từ lâu với khả năng tạo H2S gây ăn mòn kim loại. Gần đây các nhà khoa học trên Thế giới đã công bố là các vi khuẩn này còn có khả năng phân hủy dầu thô ở điều kiện kỵ khí. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên, chúng tôi công bố khả năng sử dụng dầu thô ở điều kiện kỵ khí của vi khuẩn khử sunphat ưa ấm ở Việt Nam. Chủng vi khuẩn khử sunphat ưa ấm ĐH3P được phân lập từ giếng khoan dầu khí mỏ Đại Hùng, Vũng Tàu có khả năng sử dụng dầu thô. Chủng ĐH3P là vi khuẩn Gram âm, hình que cong, có tiên mao. Kết quả phân tích trình tự gen 16S rRNA cho thấy chủng này là loài Desulfovibrio desulfuricans (99.8% độ tương đồng). Điều kiện tối ưu cho sinh trưởng của chủng ĐH3P trong môi trường Postgate B cải tiến là 1% (v/v) dầu thô, 2 - 3% NaCl (g/l), pH 8 và nuôi cấy ở 30oC. Trong điều kiện môi trường tối ưu cho sinh trưởng, chủng này đã sử dụng được 6.5% hàm lượng dầu tổng số và thành phần dầu bị chủng này phân huỷ là các n-parafin có mạch C ≥ 45 sau 1 tháng thử nghiệm ở điều kiện kỵ khí. Đây là những dữ liệu rất quan trọng để cảnh báo thêm về mối nguy hại của vi khuẩn khử sunphat ưa ấm đến quá trình khai thác, sử dụng và bảo quản dầu mỏ ở nước ta.
Từ khoá: Desulfovibrio, ĐH3P, Đại Hùng, sử dụng dầu thô, vi khuẩn khử sunphat ưa ấm.